Ngô Đình Học
Email: hoc96@yahoo.com
Phiên bản 3, ngày 22 tháng 12 năm 2009
Phụ Lục A: Thắc
mắc thường gặp khi gõ Hán Nôm
A2. Cách nhập nhanh cụm chữ Hán Nôm bằng viết tắt
A3. Các kho dữ liệu Hán Nôm nằm ở đâu?
A4. Làm sao biết được số lượng chữ đơn hoặc phức trong mỗi kho dữ liệu?
A5. Thủ tục tái tạo kho dữ liệu
Phụ Lục B: Cách
nhập chữ Hán Nôm từ cửa sổ khác
B1. Chế độ nhập chữ Hán Nôm gián tiếp
B2. Làm sao gõ các phím chữ phi Hán Nôm?
B4. Cách cài đặt MS Word để nhập chữ theo cột từ phải qua trái
WinVNKey là tên một bộ gõ
chữ Việt và các chữ các nước khác trên thế
giới, kể cả Hán Nôm. Bài
viết này có mục đích giới thiệu sơ
lược cách nhập chữ Hán Nôm bằng bộ gõ
WinVNKey (từ phiên bản 5.5.460 trở đi) cho những
người không rành máy tính.
Trước hết, bạn phải biết cách hạ tải và cài đặt WinVNKey, đồng thời phải biết cách gõ chữ Việt. Nếu chưa biết, bạn có thể tham khảo các bài viết ở http://vietpali.sf.net/binh
, nhất là
bài “Hướng
Dẫn Cấp Tốc Phần Mềm Gõ WinVNKey.” Bài
hướng dẫn này có hai dạng: dạng tóm gọn
dành cho người mới bắt đầu làm quen với
WinVNKey, dạng đầy
đủ dành cho những
người muốn biết rõ chi tiết từng
bước với đầy đủ hình minh họa.
Đại khái, để nhập được Hán Nôm, bạn cần làm như sau:
i. font “HAN NOM A” (HiRes-Hannom-A.exe, 11 MB)
ii. font “HAN NOM B” (HiRes-Hannom-B.exe, 20.5 MB)
· Download phiên bản WinVNKey thích hợp cho máy Windows của bạn từ http://winvnkey.sf.net/download
· Cài đặt WinVNKey
· Chạy WinVNKey và chọn giao diện chữ Việt (Hình 1).
· Bạn có thể thay đổi giao diện tiếng Anh (Show English interface) hoặc tiếng Việt (Hiển thị chữ Việt) bằng cách nhấn nút Run (tức nút Chạy) như Hình 2.
Nếu máy bạn là XP, bạn cần cài đặt Registry để có thể hiển thị một số chữ Hán Nôm kép (surrogate Unicode characters). Nếu không cài đặt, mỗi chữ Hán Nôm kép sẽ hiển thị thành hai ô vuông trống. WinVNKey có thể giúp bạn cài đặt Registry một cách dễ dàng như sau:
· Nhấn nút Chạy ở Hình 2, chọn menu “Sở thích (Preferences)”
· Nhấn lên thẻ “Phông chữ kép” như Hình 3
· Nhấn lên nút “Mặc định” để cài đặt Registry.
· Nhấn lên nút X (góc trên bên phải) để đóng lại
Muốn biết chi tiết về qui ước dấu của kiểu gõ này, nhấn lên hyperlink màu xanh “Kiểu gõ”.
Kiểu gõ VIQR hay ViêtNet là kiểu gõ chữ Việt dùng các dấu sau đây:
' `
? ~ .
( ^ + -
để gõ các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, dấu trăng, dấu mũ, dấu móc, và dấu gạch của đ. Ngoài ra, kiểu gõ này cho phép gõ nhanh bằng cách gõ j cho dấu trăng (aj thành ă) hoặc dấu móc (oj thành ơ, uj thành ư), gõ lặp aa để được â, ee để được ê, oo để được ô, uu để được ư, dd để được đ. Nếu bạn đã quen với kiểu gõ Telex, VNI thì hãy nhấn lên mũi tên trong hộp “Kiểu gõ” để thay đổi.
Hình 1. WinVNKey cài đặt ở dạng mặc định (default)
Hình 2. Thay đổi Sở thích
Hình 3: Nhấn “Mặc định” để cài đặt Registry nhằm có thể hiển thị chữ Hán Nôm kép.
Muốn gõ Hán Nôm, bạn hãy nhấn lên nút (xem Hình 4):
Chạy
| Gõ Hán Nôm
Một hộp thoại sẽ hiện ra giải thích cách nhập chữ Hán Nôm (Hình 5). Bạn nên đọc sơ qua để hiểu rồi nhấn “Yes”. Sau đó bạn sẽ thấy hiện ra hộp thoại Quản Lý Hán Nôm (QLHN) như Hình 6. Bạn có thể thay đổi kích thước hộp thoại bằng cách dùng chuột để kéo góc bên phải phía dưới. Phận sự chính của hộp thoại này là hiển thị danh sách chữ Hán Nôm để cho bạn chọn lựa. Điều quan trọng cần chú ý là bạn không nhập chữ Hán Nôm vào hộp QLHN mà nhập ngay vào trong ứng dụng của bạn như Notepad, Wordpad, MS Word, v.v.
Hình 4. Bật chức năng “Gõ Hán Nôm” từ nút Chạy
Hình 5. Chọn Yes để có thể bỏ dấu tiếng Việt cho từ dính chùm
Hình 6. Hộp thoại Quản Lý Hán Nôm (QLHN)
WinVNKey hiện hỗ trợ 9 kho dữ liệu Hán Nôm. Bạn có thể dùng cùng một lúc một hay nhiều kho dữ liệu bằng cách nhấn mũi tên bên trái của hộp chữ nằm bên dưới nút “Chọn lựa” (xem Hình 7).
Bây giờ bạn hãy mở bất kỳ editor nào (Notepad, Wordpad, Word, v.v.) và gõ chữ Việt như bình thường. Khi nào bạn muốn chuyển từ chữ Việt sang chữ Hán hoặc Nôm, bạn hãy gõ thêm dấu gạch chéo ở cuối từ, chẳng hạn “mã/”. Khi đó hộp QLHN sẽ hiện ra danh sách các chữ Hán Nôm có âm đọc là “mã” (Hình 10). Nếu muốn chọn chữ Hán số 2 thì bạn có thể
· hoặc gõ số 2 liền sau dấu gạch chéo,
· hoặc dùng chuột nhấp lên chữ Hán thứ hai ở hộp QLHN.
Sau đây là các bước cụ thể để nhập chữ Hán có âm Việt đọc là “mã”:
· gõ tiếp số 2 vào sau dấu / trong Notepad (Hình 9), nghĩa là gõ: mã/2
· hoặc nhấp chuột lên hình chữ Hán số 2 ở hộp QLHN
Lập tức cả
cụm chữ “mã/” bị xóa và thay thế bằng
chữ 傌. Nếu
bạn chỉ thấy ô vuông hiện ra thì đó là do font “Arial
Unicode MS” không có hỗ trợ chữ này. Khi
đó, bạn cần đổi sang font “HAN NOM A” hoặc
“HAN NOM B”.
Hình 7. Chọn cơ sở dữ liệu cần dùng (Chọn menu 1 để nhập chữ Hán,
chọn 2 để nhập chữ Nôm, chọn cả 1 lẫn 2 để nhập chữ Hán và Nôm)
Hình 8. Chọn “Hiển thị chữ và cách phát âm” (rất hữu dụng khi gõ từ kép)
Hình 9.
Chọn font “Arial
Unicode MS”
Hình 10. Gõ mã/ trong Notepad sẽ thấy hiện ra các chữ Hán trong hộp QLHN.
Hình 11. Gõ mã/2 để nhập chữ Hán傌 (chữ mang số 2) từ hộp QLHN vào Notepad.
Nói chung, mỗi âm Việt có thể tương ứng với hàng trăm chữ Hán Nôm làm cho việc chọn chữ rất mất nhiều thời giờ. Chẳng hạn, có 40 chữ Hán đọc âm “anh”, có 5 chữ Hán đọc âm “hùng”, nhưng lại chỉ có một cặp chữ Hán có âm đọc là “anh hùng”. Vì vậy, muốn gõ nhanh, ta cần giới hạn danh sách chữ Hán Nôm bằng cách gõ hai hoặc nhiều từ Việt. Trong trường hợp này WinVNKey đòi hỏi các âm chữ Việt phải được gõ dính chùm lại như “anhhùng/”. Để có thể gõ dấu cho chữ Việt dính chùm, bạn phải chọn “Cách kết hợp dấu” số 7 trong Trang Chính (xem Hình 12).
“7.
Nhiều vần kiểu tự do (Gõ dấu tự do,
kết hợp với vần cuối cùng)”
Hình 13 cho thấy cụm chữ Hán hiện ra trong hộp QLHN khi gõ dính chùm “anhhùng/” trong Notepad.
Hình 12. Chọn Cách kết hợp dấu số 7 để có thể gõ dấu cho chữ Việt dính chùm.
Hình 13. Gõ từ phức dính chùm sẽ giới hạn danh sách chữ Hán làm cho việc chọn chữ dễ dàng hơn. Gõ anhhùng/1 sẽ được 英雄.
Cách nhập chữ đơn:
· Cơ sở dữ liệu chữ đơn trong WinVNKey có tương đối rất đầy đủ các chữ, kể cả các chữ hiếm dùng và cổ xưa.
· Mỗi âm Việt đơn có rất nhiều chữ Hán Nôm tương ứng, nhiều khi lên hàng trăm chữ, làm mất thời giờ chọn lựa khi gõ.
Cách nhập chữ phức:
· Tương quan giữa âm Việt phức (như “anhhùng”, “hàokiệt”) và các chữ Hán Nôm hầu như là tương quan một-một, nghĩa là mỗi âm Việt phức chỉ tương ứng với một cụm chữ Hán phức hoặc Nôm phức mà thôi. Do đó, người dùng sẽ gõ nhanh, đỡ phải mất thời gian đọc và chọn lựa.
· Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu chữ phức chỉ có độ chừng 30 ngàn cụm chữ phức, nghĩa là còn thiếu rất nhiều cụm chữ phức.
· Do đó, khi bạn gõ âm Việt phức mà không thấy cụm chữ Hán hiện ra thì hãy hiểu rằng cơ sở dữ liệu còn thiếu cụm chữ này. Lúc đó, bạn phải xoay qua cách gõ chữ đơn mà thôi.
Các này giống như cách nhập chữ Hán Nôm bằng âm Việt, chỉ khác là bạn không phải gõ âm Việt mà phải gõ âm Pinyin (Bính Âm). Bạn phải dùng số 1, 2, …, 5 để tượng trưng các dấu Pinyin. Sau khi gõ xong từ Pinyin, bạn cần gõ tiếp dấu chéo / để làm xuất hiện danh sách chữ Hán.
Sau đây là các bước cụ thể:
“6. Gõ chữ Hán Phồn/Giản thể bằng Pinyin, tiếp theo là dấu /”
Hình 14. Nhập chữ Hán bằng âm Pinyin.
Nói chung, WinVNKey cung cấp hướng dẫn ở nhiều nơi trong các hộp thoại (nhấn các cụm chữ màu xanh) hoặc menu ở các nút (button). Cụ thể, muốn hiểu thêm về cách gõ Hán Nôm, bạn có thể nhấn lên nút “Chọn lựa” rồi chọn menu “Hướng dẫn” như Hình 15. Bạn hãy chọn chủ đề mà bạn có thắc mắc.
Hình 15. Menu Hướng dẫn giúp giải thích rất nhiều chủ đề.
Chẳng hạn, khi gõ chữ Nôm bạn có thể gặp trường hợp hiện ra 2 ô vuông. Để khắc phục điều này bạn cần phải sửa lại Windows registry của bạn như đã đề cập sơ lược trong mục 1, tiểu mục 3 của bài này. Muốn biết chi tiết, bạn hãy chọn chủ đề:
Chọn lựa | Hướng dẫn | Hướng dẫn về các chủ đề khác | “9. Tại sao tôi thấy hai ô vuông trống thay vì chữ Hán Nôm?”
Hình 16. Các chủ đề khác trong hướng dẫn về Hán Nôm
Nếu thắc mắc của bạn chưa được giải đáp thỏa đáng, bạn có thể đăng câu hỏi lên diễn đàn WinVNKey nằm ở forum của website http://vietunicode.sf.net, hay cụ thể là:
http://vietunicode.sourceforge.net/forum/viewforum.php?f=2
Bạn có thể truy cập
diễn đàn này từ hộp thoại WinVNKey bằng cách
nhấn nút:
Chạy | Truy cập |
Diễn đàn ở VietUnicode
Nếu bạn muốn báo lỗi, tác giả cần các thông tin về các thông số của WinVNKey mà bạn đang cài đặt trên máy của bạn. Bạn có thể bảo WinVNKey thu góp các thông tin này dùm cho bạn bằng cách nhấn nút:
Chạy | Báo lỗi |
Soạn thư báo lỗi
Khi đó, bạn sẽ được một lá thư tương tự như Hình 17. Bạn chỉ cần copy lá thư này vào email của bạn, rồi sau đó mô tả thêm các vấn đề bạn đang gặp, rồi đăng trên diễn đàn WinVNKey hoặc gửi cho tác giả (hoc96@yahoo.com).
Hình 17. Thư báo lỗi do WinVNKey soạn sẵn tóm tắt các thông số của WinVNKey.
Bài này chỉ có mục đích trình bày ngắn gọn cách nhập chữ Hán hoặc Nôm bằng cách gõ âm đọc tiếng Việt. Khi đọc xong bài này, người dùng có thể dễ dàng nhập được chữ Hán hoặc Nôm bằng cách gõ âm Việt vào các văn bản. WinVNKey còn hỗ trợ Hán Nôm về rất nhiều mặt như cập nhật kho dữ liệu Hán Nôm, hoán chuyển Phồn thể sang Giản thể và ngược lại, nhập Hán Nôm bằng các phương pháp khác như Tứ Giác Hiệu Mã, Thương Hiệt, v.v. Tuy nhiên, bài viết này tránh không đề cập chi tiết vì sợ không thích hợp cho những người mới tập dùng WinVNKey. Bạn có thể đọc phần Phụ lục A để biết thêm chi tiết. Nếu bạn muốn gõ chữ Việt vào một cửa sổ và muốn chữ Hán Nôm hiện ra ở một cửa sổ khác thì xin đọc Phụ lục B.
Một số vấn đề nảy sinh ra khi nhập chữ Nôm vì lý do không có một font nào có chứa đầy đủ các chữ Nôm cả. Một số chữ Nôm nằm trong font Arial Unicode MS, một số nằm trong font “HAN NOM A”, một số khác nằm trong “HAN NOM B”. Do đó, khi gặp chữ Nôm hiện ra như ô vuông, bạn phải đổi thử sang font khác.
Sau đây là thí dụ gõ chữ “trong/” (nhớ đừng gõ ngoặc kép):
1. Chọn kho dữ liệu Nôm như Hình A1 để có thể nhập chữ Nôm.
2. Từ Notepad, gõ chữ trong/ như Hình A2(b).
3. Quan sát hộp QLHN sẽ thấy có 14 chữ Nôm hiện ra với màu sắc khác nhau như Hình A2(a).
4. Từ nút Chọn lựa, chọn menu “Đổi phông và màu chữ Hán Nôm” để thấy hộp thoại như Hình A2(c).
5. Màu sắc trong Hình A2(c) cho thấy:
· chữ màu xanh: phải dùng font HAN NOM B.
· còn các chữ màu đen, tím, đỏ: phải dùng font HAN NOM A.
Nếu bạn cứ đổi font cho từng chữ Nôm thì việc nhập chữ Nôm sẽ rất chậm. Do đó, WinVNKey sẽ tự động đổi ngầm cho bạn nếu bạn gõ vào MS Office như MS Word, ngoại trừ khi bạn bật hộp kiểm ở Hình A2(c) để bảo WinVNKey đừng đổi.
Nếu bạn không thích các màu sắc và font mà WinVNKey đã chọn sẵn cho một chữ Nôm nào đó, bạn có thể đè chuột phải lên chữ Nôm đó (trong hộp QLHN), rồi chọn menu thích hợp để đổi font, hoặc đổi màu.
Hình A1. Chọn kho dữ liệu chữ Nôm để nhập chữ Nôm mà thôi
Hình A2. Gõ “trong/” ở Notepad (Hình b) sẽ thấy 14 chữ Nôm có màu khác nhau hiện ra ở hộp QLHN (Hình a).
Hình (c) cho biết chữ Hán màu xanh phải dùng font HAN NOM B, còn các màu khác phải dùng font HAN NOM A.
Ngoài ra, bạn có thể đè chuột phải lên từng chữ Hán/Nôm, hoặc đè lên chữ Việt đánh số 0, ở hộp QLHN để thấy bảng menu như Hình A3. Bốn dòng cuối cùng của bảng menu là các chức năng liên quan đến việc đổi phông và đổi màu.
Hình A3. Đè chuột phải lên từng chữ Hán/Nôm để biết thêm các chi tiết về chữ đó.
Muốn nhập nhanh cụm chữ Hán Nôm, bạn có thể tiết kiệm thao tác gõ bằng cách chỉ gõ một vài mẫu tự của chữ thứ nhì rồi gõ dấu * hoặc dấu = để tượng trưng cho tất cả các ký tự mà bạn không muốn gõ tiếp:
Chẳng hạn, gõ “cank*/” như trong Hình A4. Cụm chữ đã gõ rồi là “cank”. Dấu chưa gõ là dấu đi với cụm chữ đã gõ rồi, tức dấu đi với “can”. Mẫu tự còn lại chưa gõ là những mẫu tự đi sau chữ k. Hình A4 liệt kê ra tất cả chữ Hán có âm đọc trong tiếng Việt gồm hai từ mà phần bắt đầu có chứa cụm “can k”. Muốn chọn cụm chữ nào thì bạn gõ số thứ tự của cụm chữ đó sau dấu gạch chéo hoặc là dùng chuột nhấp lên cụm chữ đó trong hộp QLHN.
Tương tự, gõ “tânkh*/” sẽ hiện ra các cụm chữ Hán sau đây (xem Hình A5):
1. 賓客 tân khách (dấu * tượng trưng cho các mẫu tự chưa gõ: á c h)
2. 新科 tân khoa (dấu * tượng trưng cho o a)
3. 辛苦 tân khổ (dấu * tượng trưng cho ổ )
4. 訊考 tấn khảo (ký tự còn chưa gõ: dấu sắc trong chữ tấn, các mẫu tự ả o)
Nếu gõ “tânkh=/” (nghĩa là dùng dấu = thay cho dấu *) thì dấu bằng tượng trưng cho các mẫu tự còn lại nằm bên phải của chữ tânkh, còn phần đầu thì bắt buộc phải giống hệt như tânkh. Do đó, Hình A6 liệt kê ra tất cả chữ Hán có âm đọc trong tiếng Việt gồm hai từ mà phần bắt đầu phải giống hệt như cụm “tân kh”.
1. 賓客 tân khách
2. 新科 tân khoa
3. 辛苦 tân khổ
So sánh danh sách chữ Hán trong Hình A5 và A6, ta thấy cụm chữ “tấn khảo” bị loại bỏ khi dùng cách gõ tắt “tânkh=” vì lý do 5 mẫu tự đầu của “tấn khảo” là “tấn kh”, không phải “tân kh”.
Hình A4. Gõ tắt từ phức với dấu * tượng trưng cho các mẫu tự và dấu chưa gõ hết.
Hình A5. Dấu * còn tượng trưng cho dấu chưa gõ của cụm chữ tânkh, tức dấu sắc trong chữ tấn.
Hình A6. Dùng dấu = để gõ tắt từ phức khi muốn phần đầu phải giống hệt nhau.
Muốn xem các kho dữ liệu Hán Nôm, bạn hãy nhấn:
Hộp
thoại QLHN | Chọn lựa | Mở thư
mục
Bạn sẽ thấy danh sách thư mục tương tự như Hình A7. Có tất cả 9 files chứa dữ liệu dạng binary (nghĩa là không thể edit bằng tay được vì sẽ làm hư files):
1. Han-Viet.dat - dùng để gõ chữ Hán bằng âm Việt
2. Nom-Viet.dat - dùng để gõ chữ Nôm bằng âm Việt
3. HanPhonThe-Viet.dat - dùng để gõ chữ Hán Phồn thể bằng âm Việt
4. Cantonese-Viet.dat - dùng để gõ chữ Hán Quảng Đông bằng âm Việt
5. Han-4Corner.4ci - dùng để gõ chữ Hán bằng phương pháp Tứ Giác Hiệu Mã
6. Han-Pinyin.py - dùng để gõ chữ Hán bằng Bính âm (Pinyin)
7. HanGianThe-Pinyin.py - dùng để gõ chữ Hán Phồn thể bằng Bính âm
8. HanPhonThe-Pinyin.py - dùng để gõ chữ Hán Phồn thể bằng Bính âm
9. Han-Cangjie.dat - dùng để gõ chữ Hán bằng phương pháp Thương Hiệt
Mỗi kho dữ liệu lại có một thư mục tương ứng để chứa các files nguồn ở dạng văn bản trơn (plain text) mà bạn có thể mở ra xem bằng Notepad và edit được. Tên của thư mục được đặt từ tên của tệp kho dữ liệu sau khi bỏ đi phần đuôi.
Thí dụ: File Han-Viet.dat tương ứng với thư mục Han-Viet, còn file Nom-Viet.dat tương ứng với thư mục Nom-Viet. Như vậy, bạn có thể nhấn lên thư mục Han-Viet để thấy các files nguồn của kho dữ liệu Han-Viet như Hình A8. Nếu muốn xem dữ liệu Nôm Việt, bạn phải nhấn lên tiểu thư mục Nom-Viet.
Chú ý: Các gói WinVNKey thường chỉ chứa các files Hán Nôm nguồn (dạng *.txt) mà không có chứa các files Hán Nôm dạng binary (Han-Viet.dat, Nom-Viet.dat, v.v.). Khi bạn chạy lần đầu, WinVNKey sẽ tự động tái tạo lại các kho binary từ files nguồn.
Hình A7. Mở thư mục Hán Nôm sẽ thấy các files dữ liệu Hán Nôm (dạng *.dat, *.py, *.4ci) cùng các tiểu thư mục (subfolders) chứa files dữ liệu nguồn
Hình A8. Mở thư mục Han-Viet sẽ thấy các files dữ liệu nguồn ở dạng *.txt file cùng thư mục backup chứa các files nguyên thủy.
Bạn có thể nhấn lặp lên một tệp văn bản nguồn (hoặc dùng Notepad để mở) để xem nội dung. Chẳng hạn, hình A9 cho thấy nội dung của file chữ đơn Hán Việt tên là Data-HanViet-LST.txt, A10 là file ghi cụm từ phức Hán Việt tên là Tuphuc-HanQNgu-LST.txt. Nói chung, văn bản nguồn gồm có 2 cột:
Nếu cột 1 là chữ Hán và cột 2 là chữ Việt thì tên file phải nêu rõ thứ tự đó: HanViet hoặc HanQNgu. Còn nếu cột 1 là chữ Việt và cột 2 là chữ Hán thì tên file phải nêu rõ VietHan (thí dụ file Buddist-VietHan.txt trong Hình A8).
Hình A9. Nội dung file ghi chữ Hán Việt. Cột 1 có thể ghi chữ Hán trực tiếp hoặc mã Unicode của chữ Hán, cột 2 ghi âm đọc tiếng Việt bằng chữ Quốc ngữ.
Hình A10. File ghi cụm chữ phức Hán Việt
Mỗi kho dữ liệu được xây dựng từ tất cả các văn bản nguồn ở dạng trơn (*.txt) nằm trong một thư mục riêng dành cho kho dữ liệu đó. Bạn có thể mở từng file ra để đếm số lượng chữ. Nhưng việc này không cần thiết vì WinVNKey đã tóm tắt tin tức về các kho dữ liệu cho bạn. Bạn hãy nhấn nút:
Hộp QLHN | Chọn lựa | Thông tin
Chẳng hạn, kho dữ liệu Hán Việt (tức nhập chữ Hán bằng cách gõ âm Việt bằng chữ Quốc ngữ) có thông tin như miêu tả trong Hình A11.
Hình A11. Thông tin về kho dữ liệu chữ Hán Việt
Hình A11 cho thấy thông tin sau đây:
1. Buddhist-VietHan.txt (27364 chữ-âm/entries):
File này chứa các chữ Hán về Đạo Phật, cột 1 là âm chữ Việt, cột 2 là chữ Hán. Đó là lý do tên file có chứa cụm chữ VietHan.
2. Data-HanViet-LST.txt (30986 chữ-âm/entries)
File này có chứa 30986 chữ Hán đơn, cột 1 là chữ Hán, cột 2 là âm chữ Việt, tác giả sưu tầm là Lê Sơn Thanh. Bạn có thể dùng Notepad để mở file này ra hầu biết thêm chi tiết về tác giả và nội dung của file.
3. TuPhuc-HanQNgu-LST.txt (19996 chữ-âm/entries)
File này có chứa 19996 cụm từ phức, cột 1 là chữ Hán, cột 2 là âm chữ Quốc ngữ, tác giả sưu tầm là Lê Sơn Thanh.
4. TuPhuc-HanViet-DTK.txt (8981 chữ-âm/entries)
File này có chứa 8981 cụm từ phức, cột 1 là chữ Hán, cột 2 là âm chữ Việt, tác giả sưu tầm là Đặng Thế Kiệt.
Cần chú ý rằng khi bạn gõ âm Việt bằng chữ Quốc ngữ rồi gõ tiếp phím mệnh lệnh “/” thì WinVNkey sẽ đọc trực tiếp kho dữ liệu Han-Viet.dat để lấy danh sách các chữ Hán. Nói một cách khác, WinVNKey không dùng các files nguồn một cách trực tiếp. Nếu bạn chỉ sửa chữa các lỗi Hán Nôm ở files nguồn thì hoàn toàn không thay đổi được cơ sở dữ liệu Han-Viet.dat. Nhưng Han-Viet.dat là một file không thể sửa chữa (edit) được bằng Notepad. Muốn thay đổi Han-Viet.dat, bạn phải sửa chữa files nguồn, rồi phải chạy một công cụ khác của WinVNKey để tái tạo lại file Han-Viet.dat. Đó là chức năng “Cập nhật kho dữ liệu Hán Nôm” được mô tả trong tiết mục tiếp theo.
Nếu bạn rành Hán Nôm và thấy kho dữ liệu nào còn thiếu chữ hoặc có chữ sai, bạn có thể tự động thêm các chữ mới vào hoặc sửa chữa các chữ sai. Sau khi làm xong, bạn phải tái tạo lại các kho dữ liệu binary vì WinVNKey chỉ đọc các kho này khi bạn nhập chữ Hán Nôm.
Nói chung, bạn phải tái tạo lại kho dữ liệu trong các tình huống sau đây:
Thủ tục để tái tạo lại kho dữ liệu đã được mô tả ở hộp “Thông tin” ở Hình A11, tiết mục C. Thủ tục này có thể được tóm tắt như sau (xem Hình A12):
· Hoặc nhấn chuột trái lên nút “Biên soạn” rồi chọn file cần sửa (Hình A13).
· Nhấn nút có hình mở thư mục (open folder icon) để mở thư mục Han-Viet.
Double click lên text file mà bạn cần thêm bớt hoặc sửa chữa.
Quá trình tái tạo thường diễn ra rất nhanh, nhưng có thể lâu đến 1 phút đối với những kho dữ liệu quá lớn. WinVNKey sẽ hiện ra một hộp thoại liệt kê diễn tiến cập nhật như Hình A14.
Hình A12. Nhấn nút Chọn lựa | Cập nhật kho dữ liệu Hán Nôm
để hiện ra hộp thoại dùng để tái tạo các kho dữ liệu Hán Nôm.
Hình A13. Chọn file cần sửa bằng cách nhấn nút Biên soạn
Hình A14. Diễn tiến cập nhật sau khi nhấn nút “Xây dựng” ở Hình A13.
Bàn gõ WinVNKey cho phép ta gõ âm Việt hoặc âm Pinyin vào thẳng văn bản Hán Nôm rồi WinVNKey sẽ biến chúng thành chữ Hán Nôm nằm trong cùng văn bản. Nhưng có những trường hợp việc gõ thẳng vào văn bản trở nên bất tiện và tốn nhiều thời gian. Chẳng hạn như trong MS Word, nếu ta chọn phương pháp gõ chữ theo cột thẳng đứng và từ phải qua trái và gõ cụm chữ “anh hùng anhhùng/1” thì sẽ được cụm chữ hiện ra như Hình B1 sau đây.
Hình B1. Gõ “anh hùng anhhùng/1” trong MS Word được cài đặt theo lối nhập thẳng đứng từ trên xuống dưới và từ phải qua trái.
Hình B1 cho thấy các chữ Hán Nôm không đổi chiều nhưng các chữ theo mẫu tự Latin bị đổi chiều khó đọc. Muốn dễ đọc ta phải quay đầu 90 độ theo chiều kim đồng hồ. Thật là bất tiện.
Thật là tiện lợi nếu chúng ta có thể gõ âm Việt (hoặc Pinyin) vào một cửa sổ khác để chúng hiện ra một cách bình thường (từ trái qua phải). Khi nào hình thành chữ Hán Nôm, thì chữ đó sẽ hiện ra trong văn bản Hán Nôm như Hình B2 dưới đây. Theo cách này thì chúng ta sẽ cần có 2 cửa sổ:
Như vậy cách nhập chữ này cần có 2 cửa sổ và còn được gọi là cách nhập chữ Hán Nôm gián tiếp từ cửa sổ khác. Sở dĩ gọi là gián tiếp vì muốn được chữ Hán Nôm ở cửa sổ này thì ta phải gõ vào cửa sổ khác.
Hình B2. Gõ Hán Nôm gián tiếp: gõ chữ Việt vào một cửa sổ và chữ Hán Nôm hiện ra ở cửa sổ khác.
Phần phụ lục này sẽ bàn về những đề tài sau:
Để dễ hiểu, ta sẽ xét một thí dụ cụ thể sau đây:
Muốn vậy, ta hãy bố trí desktop như Hình B3.
Hình B3. Bố trí các cửa sổ để gõ gián tiếp: (a) Hộp thoại Quản Lý Hán Nôm bên trái, (b) MS Word (cửa sổ đích) bên trên và (c) Notepad (cửa sổ nguồn) bên dưới.
Sau đây là các bước cần làm:
1. Từ hộp thoại Quản Lý Hán Nôm (QLHN): nhấn nút “Chọn lựa”, chọn menu “Gõ Hán Nôm gián tiếp từ cửa sổ khác” như Hình B4(a).
2. Lúc đó, hộp thoại QLHN sẽ hiện ra như Hình B4(b)
3. Chọn cửa sổ MS Word làm cửa sổ đích như Hình B5:
a. Di chuyển chuột đến MS Word và nhấn thả phím <SHIFT> hai lần rồi nhấn chuột phải: <SHIFT> <SHIFT> <Chuột phải>
b. Khi menu hiện ra thì chọn menu A như Hình B5(a).
c. Để kiểm xem thực sự MS Word có phải là cửa sổ đích hay không, hãy gõ lặp lại: <SHIFT> <SHIFT> <Chuột phải>. Xong xem menu C2 như Hình B5(b) để biết trạng thái của cửa sổ MS Word .
d. Nếu vẫn chưa phải là cửa sổ đích thì có lẽ là do cửa sổ đích chưa thực sự có focus. Bạn nên làm như sau thì sẽ được:
· Gõ bất kỳ một chữ nào đó (thí dụ chữ a) vào cửa sổ đích, xong rồi gõ BackSpace để xóa. Việc gõ chữ chỉ có mục đích là để cho cửa sổ đích có focus thực sự.
· Rồi lặp lại các bước (a), (b), và (c).
4. Chọn cửa sổ Notepad làm cửa sổ nguồn như Hình B6(c). Ta sẽ gõ âm Việt vào đây, chẳng hạn “tam/1 quốc/6 thời/5 đại/1”.
5. Nhìn vào MS Word ta sẽ thấy các chữ Hán hiện ra như Hình B6(b).
6. Chú ý rằng khi gõ các phím trắng (Space) ở cửa sổ nguồn thì chúng không hiện ra trong cửa sổ đích. Do đó bạn có thể gõ bao nhiêu phím trắng giữa các chữ Việt cũng được. Chẳng hạn, các cách gõ sau đây đều cho ra cùng kết quả ở cửa sổ đích:
- tam/1 quốc/6 thời/5 đại/1
- tam/1 quốc/6 thời/5 đại/1
7. Nếu muốn có phím trắng ở cửa sổ đích, bạn cần nhấn lên nút “sp” (tức Space) ở hộp QLHN như Hình 4(b). Hoặc bạn có thể nhấn thả phím CTRL rồi gõ phím Space ở cửa sổ nguồn.
8. Tương tự, muốn xóa các chữ ở cửa sổ đích, bạn cần nhấn lên nút “bs” (tức BackSpace) ở hộp QLHN như Hình 4(b). Hoặc bạn có thể nhấn thả phím CTRL rồi gõ phím BackSpace ở cửa sổ nguồn.
9. Tương tự, muốn xuống dòng ở cửa sổ đích, bạn cần nhấn lên nút có mũi tên như nút Enter (nút thứ ba) ở hộp QLHN như Hình 4(b). Hoặc bạn có thể nhấn thả phím CTRL rồi gõ phím Enter ở cửa sổ nguồn.
Nói chung, sau khi chọn cửa sổ đích xong, bạn có thể gõ âm tiếng Việt vào bất kỳ cửa sổ nào cũng được chứ không giới hạn ở Notepad:
· Bạn có thể gõ vào Wordpad, Word, Excel, Internet Explorer, Firefox, v.v.
· Thậm chí bạn có thể gõ vào cùng cửa sổ đích MS Word cũng được.
· Thậm chí bạn có thể gõ vào ô chữ “Tra từ đã gõ” ở hộp QLHN. Muốn vậy, bạn hãy nhấn mũi tên đỏ bên cạnh cụm từ “Tra từ đã gõ” và chọn menu “2. Dùng hộp chữ để Nhập chữ” như Hình B7.
Một cách tổng quá, cửa sổ nguồn là bất kỳ cửa sổ nào mà bạn gõ âm chữ Việt vào. Bạn có thể sử dụng nhiều cửa sổ nguồn khác nhau. Khi nào có kết quả chữ Hán Nôm thì WinVNKey sẽ làm cho kết quả đó luôn luôn hiện ra ở cửa sổ đích.
Ngoài ra, bất kỳ lúc nào bạn cũng có thể hủy bỏ vai trò cửa sổ đích, hoặc thay đổi cửa sổ đích. Muốn vậy, bạn cứ nhấn thả phím <SHIFT> hai lần rồi nhấn chuột phải, xong chọn menu thích hợp.
Hình B4. Khi chọn chế độ gõ gián tiếp (a), bên trái dòng chữ “Tra từ đã gõ” sẽ có mũi tên đỏ xuất hiện, đồng thời bàn gõ
Hán Nôm hiện ra với nút thứ 9 là nút Bàn phím Unicode. Chú ý rằng mũi tên đỏ chỉ xuất hiện ở chế độ gõ gián tiếp.
Hình B5. (a) Gõ <SHIFT> <SHIFT> <Chuột phải> trong MS Word rồi chọn menu A để biến cửa sổ này thành cửa sổ đích.
(b) Gõ <SHIFT> <SHIFT> <Chuột phải> thêm lần nữa để kiểm tra lại menu C2 xem MS Word có thực sự biến thành cửa sổ đích hay không.
Hình B6. Gõ “tam/1 quốc/6 thời/5 đại/1” trong cửa sổ Notepad (c) thì sẽ thấy chữ Hán hiện ra trong cửa sổ đích (b).
Hình B7. (a) Có thể chọn cửa sổ nguồn là ô “Tra từ đã gõ” ở hộp Quản Lý Hán Nôm bằng cách nhấn lên mũi tên màu đỏ rồi chọn menu số 2.
(b) Gõ trực tiếp âm Việt (hoặc Pinyin) vào ô “Nhập chữ” thì kết quả Hán Nôm sẽ hiện ra ở cửa sổ đích như Hình B6 (b).
Các chữ phi Hán Nôm là các mẫu tự Latin, các dấu chấm câu, dấu BackSpace, dấu trắng (Space), v.v. Khi hộp QLHN ở chế độ gõ gián tiếp, chỉ có chữ Hán Nôm mới được gửi tới cửa sổ đích. Khi muốn nhập các ký tự phi Hán Nôm (thí dụ chữ Việt hoặc Anh), hoặc muốn xóa chữ trong văn bản Hán Nôm, ta phải chọn một trong các cách như sau:
Cách này đơn giản, chỉ có điều là mất thời gian phải thay đổi thao tác tay, từ gõ phím sang nhấn chuột và ngược lại
Cách này cho phép gõ bất kỳ chữ Unicode nào. Xin xem mục kế tiếp.
Bàn phím ảo Hán Nôm gồm có 9 nút như chỉ rõ trong Hình 4(b). Với 9 nút này, bạn có thể nhập bất kỳ ký tự Unicode nào. Bạn có thể để chuột nằm lên mỗi phím để thấy hiện ra tooltip (pop-up với một dòng hướng dẫn nói về phím đó).
Tám nút đầu theo thứ tự từ trái sang phải là các phím sau đây:
· phím BackSpace
· phím Space
· phím Enter
· phím mũi tên trái
· phím mũi tên phải
· phím mũi tên hướng lên
· phím mũi tên hướng xuống
Khi nhấn vào các phím trên, kết quả sẽ đi thẳng đến cửa sổ đích chứ không phải cửa sổ nguồn. Chẳng hạn, nhấn phím BackSpace trên bàn phím ảo sẽ xóa đi một chữ đứng bên trái con trỏ trong văn bản đích (cửa sổ đích). Nếu bạn chưa chọn cửa sổ nguồn, kết quả sẽ đi thẳng vào cửa sổ cuối cùng mà bạn vừa gõ chữ Hán Nôm. Nếu bạn chưa gõ chữ Hán Nôm, kết quả sẽ đi thẳng vào cửa sổ cuối cùng mà bạn vừa mới gõ phím.
Nói chung, muốn dùng các phím này bạn phải dùng chuột. Nếu bạn cần gõ thường xuyên một trong tám phím trên, việc thay đổi thao tác từ gõ phím sang nhấn chuột và ngược lại là việc phiền phức mất thời gian. Vì lý do này, WinVNKey hỗ trợ phím nóng CTRL cho 8 phím ảo trên.
Khi dùng phím nóng, bạn không cần phải di chuyển con trỏ từ cửa sổ này sang cửa sổ khác. Bạn cứ đứng yên ở bất kỳ cửa sổ nào, rồi
· nhấp (nhấn và thả) phím CTRL, rồi gõ phím BackSpace, kết quả phím BackSpace sẽ được gửi thẳng đến cửa sổ đích,
· nhấp (nhấn và thả) phím CTRL, rồi gõ phím Space, kết quả phím Space sẽ được gửi thẳng đến cửa sổ đích,
·
nhấp (nhấn và thả) phím CTRL,
rồi gõ phím
· v.v.
Nút thứ 9 của bàn phím ảo là nút bàn phím Unicode. Khi nhấn lên bạn sẽ được bàn Gõ Chữ Unicode như Hình B8.
Bàn Gõ Chữ Unicode hỗ trợ tất cả khoảng 325 ngàn chữ Unicode, nhưng chỉ cho phép hiển thị từng trang một, mỗi trang có 128 chữ. Nếu biết mã số Unicode của chữ, bạn có thể nhấn nút Goto để nhảy tới trang có chữ đó. Nút Goto là nút có mũi tên cong nằm trên cùng, phía bên phải của nút dấu trừ. Nếu không biết mã số chữ nhưng lại biết ngôn ngữ của chữ đó, bạn có thể chọn đúng ngôn ngữ trong hộp combobox ở trên cùng của bàn gõ. Hoặc bạn có thể nhấn lên các nút mũi tên bên mép phải của bảng chữ để lật tới hoặc lật lui, mỗi lần có thể lật 1 trang, 8 trang, hoặc 64 trang. Khi lật đến trang không có chữ, dĩ nhiên bạn sẽ thấy trang trống. Nhưng nếu trang có chữ nhưng vì phông không hỗ trợ, bạn cần đổi phông để thấy chúng. Muốn biết thêm chi tiết, xin đọc phần Hướng dẫn (xem Hình B9).
Khi thấy được chữ cần tìm, ta sẽ nhấn chuột trái lên chữ ấy thì chữ đó sẽ được nhập vào văn bản đích. Dùng bàn gõ Unicode, ta có thể gõ bất kỳ chữ Unicode nào, kể cả các chữ Hán Nôm, nhưng phương pháp này chỉ là biện pháp cuối cùng vì phải mất công tìm kiếm chữ.
Hình B8. Bàn Gõ Chữ Unicode.
Hình B9. Menu “Hướng dẫn” giải thích kỹ về cách chọn phông.
MS Word hỗ trợ lối gõ theo cột từ phải qua trái. Nhưng trước hết bạn phải cài đặt "Supplemental language support" cho các ngôn ngữ Đông Á. Bạn có thể làm như sau trên máy XP, nhưng các máy khác cũng tương tự như vậy:
Control Panel > Regional and Language Options > Languages
Rồi mở MS Word và cài đặt như sau:
MS Word
> File > PageSetup > Document Grid
Ở mục Text flow, chọn direction : Vertical. Xin xem Hình B10. Sau khi chọn xong, khi ta gõ chữ vào MS Word thì chữ sẽ hiện vào cột bên phải từ trên xuống dưới và từ phải qua trái. Mỗi lần nhấn phím Enter thì ta sẽ thấy con trỏ chạy qua cột mới nằm bên trái.
Hình B10. Chọn cách gõ từ phải qua trái trong MS Word.